Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

4 mẹo cứu nguy khi đau răng mà bạn nên biết!

Súc miệng nước muối, hay massage bàn tay với đá lạnh, dùng dung dịch nha khoa sáp ong có thể làm giảm đau răng nhanh chóng.
1. Nước muối
Chúng ta thường nghe về một số tác động tiêu cực của muối khi đi vào cơ thể chúng ta như làm tăng huyết áp. Tuy nhiên, muối cũng rất có ích và thực sự cần thiết cho cơ thể của chúng ta.
Súc miệng nước muối giúp giảm đau răng
Một trong những lợi ích mà muối có thể mang lại là làm giảm bớt sự tê buốt, đau nhức của răng.
Bạn có thể chuẩn bị nước muối khá dễ dàng: lấy ​​hai đến ba muỗng cà phê muối cho vào một ly và đổ một ít nước ấm vào. Sau đó ngậm hỗn hợp trong khoảng 15 phút.
Bạn không nên nuốt nước muối, mà chỉ súc miệng để nước muối tràn qua các kẽ răng và nướu. Biện pháp khắc phục này không tốn kém nhưng lại được coi là một trong những cách hữu ích và hiệu quả để điều trị đau răng.
2. Mát xa bàn tay với viên đá
Giải pháp để giảm đau răng có thể là ở bàn tay của bạn, không phải trong miệng của bạn. Nếu bạn không tin điều này, bạn có thể thử bằng cách cọ xát một viên đá trên tay giữa ngón cái và ngón trỏ để giúp giảm cảm giác tê buốt của răng.
Bàn tay được coi như là một điểm tương tác với những cơn đau từ nhiều vùng của cơ thể. Nhiều nhà nghiên cứu nói rằng mát xa tay bằng nước đá là một trong những biện pháp khắc phục hiệu quả cho tình trạng đau răng bằng cách gây ra các tín hiệu lạnh lấn áp các tín hiệu đau.
Bạn có thể thử điều trị cách phi truyền thống này bằng cách cọ xát viên đá qua các ngón tay trong năm hay bảy phút. Hãy nhớ rằng bạn cần phải tập trung vào bàn tay của bạn và xát cùng bên với chiếc răng đau.
Bạn cũng có thể làm giảm cảm giác đau răng bằng cách đặt viên đá trong miệng. Thậm chí bạn có thể áp một túi nước đá vào má nơi gần chiếc răng đau để giảm đau buốt. Bạn nên cố gắng làm việc đó nhiều lần cho đến khi cơn đau của bạn đỡ hơn.
3. Hạt tiêu và muối
Hỗn hợp hạt tiêu và muối được coi là phương pháp hữu hiệu trị đau răng. Chỉ cần lấy một lượng bằng nhau và thêm một ít nước rồi trộn đều, sau đó bôi vào chỗ răng đau, cơn đau của bạn sẽ sớm chấm dứt. Điều quan trọng là bạn cần làm phương pháp này thường xuyên cho đến khi răng của bạn hoàn toàn hồi phục.
4.Giải pháp mới từ thiên nhiên giúp phòng ngừa đau răng 
Hiện nay, để có hàm răng khỏe mạnh, trắng sáng, sạch sẽ, tự tin suốt cả ngày, các chuyên gia đã cho ra đời sản phẩm dung dịch nha khoa nguồn gốc tự nhiên mang tên Nutridentiz. Sản phẩm này có sự kết hợp giữa thành phần chính là dịch chiết sáp ong trong cồn với một số loại thảo dược như: dịch chiết vỏ chay, dịch chiết lá trầu không, dịch chiết cùi quả cau, giúp bảo vệ răng miệng một cách toàn diện theo 2 tác động. Thứ nhất, sự kết hợp giữa dịch chiết sáp ong và dịch chiết lá trầu không chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho răng lợi như: acid amin, carbohydrat, chất béo, các khoáng chất (Ca, P,..) và các loại vitamin A, D, E, giúp nuôi dưỡng tế bào lợi, góp phần làm răng chắc khỏe. Thứ hai, sự kết hợp giữa dịch chiết sáp ong, dịch chiết xuất cùi quả cau, dịch chiết vỏ chay, dịch chiết lá trầu không… đều có tác dụng sát khuẩn mạnh, cầm máu, chống viêm, giảm đau, giảm sưng, giúp cho các vết loét trong khoang miệng nhanh lành, ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng và giúp bảo vệ hoàn hảo tế bào lợi. Sử dụng dung dịch nha khoa Nutridentiz thường xuyên sẽ giúp bạn có một hàm răng chắc khỏe, không bị sâu răng, viêm lợi, đẩy lùi viêm quanh răng và nguy cơ mất răng sớm một cách hiệu quả.
Để phòng ngừa đau răng, giúp răng chắc khỏe, mỗi người cần lưu ý đánh răng đều đặn ít nhất 2 lần mỗi ngày, hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường, tránh hút thuốc lá… Bên cạnh đó, đừng quên sử dụng dung dịch nha khoa Nutridentiz mỗi ngày!
Thu Mai

Thứ Ba, 19 tháng 9, 2017

Choáng váng với 2 nguyên nhân gây sâu răng

Nguyên nhân chính gây sâu răng là do thường xuyên có vi khuẩn trong miệng, trong đó streptococcus mutans là thủ phạm chính. Bên cạnh đó, chất bột và đường bám dính vào răng – nguyên nhân chính gây vi khuẩn trong miệng hoàn toàn có thể được loại bỏ dễ dàng.

Sâu răng và vai trò của đường

Đường lên men đóng vai trò quan trọng trong việc gây sâu răng. Các loại đường khác nhau có đặc tính gây sâu răng khác nhau. Đường mía (sucrose) có khả năng gây sâu răng cao hơn so với các loại đường khác.
Trong chế độ ăn, đường được chia làm 2 loại chính bao gồm: đường ngoại sinh (đường bổ sung, nước quả tổng hợp, sữa) và đường nội sinh (trong hoa quả và rau). Trong đó, đường ngoại sinh có khả năng gây sâu răng cao hơn, do đó, nên giảm bớt loại đường này trong chế độ ăn.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, chế độ ăn đường và tỷ lệ sâu răng có sự liên quan trực tiếp giữa với nhau và phụ thuộc vào cách thức cũng như tần suất ăn đường hơn là tổng lượng đường tiêu thụ của mỗi người. Nguy cơ sâu răng sẽ cao hơn ở những người hay ăn các loại đường dính trên bề mặt răng và ăn đường giữa bữa ăn.

Mối liên quan của vi khuẩn và mảng bám răng với sâu răng

Mảng bám răng chứa nhiều vi khuẩn (chủng vi khuẩn Streptococcus mutans có khả năng gây sâu răng cao nhất chiếm đến 95%). Các acid sản sinh từ các chất trên mảng bám có vai trò quan trọng trong việc gây sâu răng.
Nếu có mảng bám trên răng, sau 2 tiếng, các cầu khuẩn bắt đầu bám trên màng dính. Sau 24 tiếng, có tới 95% các chủng vi khuẩn được nuôi cấy được trên mảng bám. Các chất đường từ thức ăn nhanh chóng khuyếch tán vào mảng bám và được vi khuẩn chuyển hóa thành acid.

Mảng bám răng không được làm sạch sẽ gây sâu răng

Sử dụng dung dịch nha khoa Nutridentiz hàng ngày – cách ngăn ngừa sâu răng hiệu quả

Ngày nay, các biện pháp chăm sóc răng miệng đã được áp dụng một cách rộng rãi, nhưng bệnh sâu răng vẫn chiếm tỷ lệ cao trong dân số. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ở Việt Nam có tới 90% dân số bị sâu răng. Đây là con số quá cao và đáng báo động.
Trước thực tế đó, để làm sạch răng, diệt khuẩn, tẩy sạch mảng bám ở các kẽ răng, ngăn ngừa sâu răng hiệu quả mà đơn giản, các sản phẩm chăm sóc răng miệng ra đời. Tiêu biểu và được nhiều người ưa chuộng hiện nay là dung dịch nha khoa Nutridentiz.
Nutridentiz là sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ các bài thuốc dân gian trong việc chữa bệnh về răng lợi, với thành phần chính là dịch chiết sáp ong trong cồn, kết hợp với dịch chiết lá trầu không, dịch chiết cùi quả cau… Sự kết hợp này đã tạo thành công thức hoàn hảo giúp tiêu diệt nhanh gọn mọi vi khuẩn bám ở quanh răng, kẽ răng, ngăn ngừa các bệnh như sâu răng, tụt lợi, viêm quanh răng… hiệu quả.
Sự tự tin trong giao tiếp là yếu tố tạo nên thành công của mỗi người. Do đó, để có một nụ cười tự tin và hàm răng chắc khỏe, đừng quên sử dụng Nutridentiz mỗi ngày bạn nhé!
Tâm Anh


Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017

3 điều bạn cần phải biết ngay hôm nay về bệnh tụt lợi

Tụt lợi ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh tụt lợi.
Những điều cần biết về bệnh tụt lợi

Vì sao lại bị tụt lợi?

Tụt lợi có thể là do viêm và không do viêm. Viêm lợi, viêm quanh răng không được chữa trị lâu ngày sẽ gây tụt lợi. Những người bị tụt lợi do viêm quanh răng thường có kèm theo sưng lợi, chảy máu lợi và có thể bị tụt lợi ở toàn bộ hai hàm nếu không được cứu chữa kịp thời.
Tụt lợi không do quá trình viêm có thể được gây ra do lớp xương phủ bề mặt ngoài chân răng quá mỏng, dễ bị tổn thương. Tổn thương khớp cắn cũng là yếu tố gây trầm trọng thêm tình trạng tụt lợi do kích thích tăng sinh biểu mô và viêm tại chỗ. Những chiếc răng bị lệch khỏi cung hàm cũng dễ bị tụt lợi. Đặc biệt, sự co kéo quá mức của các phanh má, môi thường gây khiến răng bên dưới tụt lợi. Tụt lợi còn là hậu quả của việc nắn chỉnh răng hoặc một số biện pháp chữa trị vùng quanh răng. Một lí do phổ biến gây tụt lợi và mòn cổ răng ở người lớn tuổi là chải răng không đúng cách hoặc dùng bàn chải quá cứng.
Tình trạng tụt lợi không do viêm thường chỉ ảnh hưởng đến một răng hoặc vài răng và thường gặp ở vùng răng cửa, răng nanh ít khi gặp ở răng hàm. Tụt lợi do nguyên nhân này thường không liên quan đến quá trình viêm của tổ chức quanh răng. Tuy nhiên, nếu lợi bị tụt quá đường ranh giới lợi – niêm thì có thể có kèm theo viêm lợi thứ phát.

Tụt lợi gây những ảnh hưởng gì?

- Mất men răng và cement chân răng: Điều này có thể xảy ra đột ngột hoặc từ từ hoặc sau khi bị tụt lợi. Trong trường hợp tổ chức cứng của răng bị bào mòn nhanh chóng có thể gây buốt răng. Quá trình mất độ mòn men răng thường xảy ra chậm hơn mòn cement chân răng vì men răng cứng và dày hơn.
- Ê buốt răng: Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời sẽ bị viêm tủy răng.
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Tụt lợi làm hở phần chân răng, nhất là đối với các răng cửa và răng nanh, từ đó sẽ làm giảm thẩm mỹ, gây mất tự tin khi giao tiếp.

Đừng để tụt lợi cướp mất nụ cười rạng rỡ của bạn

Chăm sóc răng tụt lợi bằng dung dịch nha khoa Nutridentiz

Để giảm những hậu quả do bệnh tụt lợi mang lại, bên cạnh việc lưu ý đến chế độ ăn uống, chọn bàn chải mềm, chải răng đúng cách, sử dụng tăm hoặc chỉ nha khoa để làm sạch sâu các kẽ răng, dùng kem chải răng có chứa fluoride để giúp men răng cứng hơn, khám răng miệng định kỳ… thì hiện nay, việc sử dụng dung dịch nha khoa cũng được các chuyên gia răng miệng khuyến khích.
Tiêu biểu trong số đó và được nhiều người lựa chọn hiện nay là dung dịch nha khoa Nutridentiz. Nutridentiz là sự kết hợp hoàn hảo của các bài thuốc dân gian từ xa xưa trong việc điều trị bệnh về răng lợi, bao gồm: dịch chiết sáp ong trong cồn, dịch chiết lá trầu không, cùi quả cau… và bào chế thành dạng dung dịch, dùng để súc miệng hàng ngày. Các giọt dung dịch giúp len lỏi vào kẽ răng, quanh lợi, từ đó làm sạch, diệt mọi vi khuẩn ẩn nấp. Bởi vậy, hiệu quả cải thiện đau răng, viêm quanh răng, viêm lợi sẽ cao hơn nhiều so với biện pháp thông thường.
Trên đây 3 điều về bệnh tụt lợi mà bạn cần biết. Chính bạn mới là người chăm sóc sức khỏe bản thân mình tốt nhất nếu có phương pháp và cách thức phù hợp. Một hàm răng trắng đẹp, một nụ cười rạng ngời sẽ là yếu tố quan trọng tạo nên sự tự tin, thu hút và quyến rũ của chính bạn.
Minh Chí

Thứ Ba, 5 tháng 9, 2017

Bạn có biết cách chữa tụt lợi tuyệt vời từ quả cau?

Tụt lợi là biểu hiệu của bệnh lý răng miệng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Vậy giải pháp nào giúp chữa tụt lợi hiệu quả?

Phương pháp chữa tụt lợi tuyệt vời từ quả cau

Tụt lợi là một bệnh lý răng miệng nguy hiểm phát triển từ các bệnh viêm nha chu, viêm lợi, viêm chân răng… Khi vi khuẩn xâm nhập, phần lợi bị tổn thương, sưng tấy, các tổ chức xung quanh răng bị ảnh hưởng, phần lợi sẽ dần dần tụt xuống, khiến xương răng bị lộ ra, tạo cảm giác như chân răng dài hơn so với bình thường. Ngoài ra, việc chải răng hàng ngày với lực quá mạnh khiến chân răng và cement chân răng bị mất đi một cách đột ngột hoặc từ từ. Khi đó, phần lợi cũng sẽ tụt xuống dần.

Cách chữa tụt lợi
Người Việt Nam từ xa xưa đã hình thành thói quen nhai trầu cau. Tuy việc làm này khiến răng xỉn màu, nhưng răng lại có độ chắc khỏe và hầu hết người nhai trầu không gặp phải bất kỳ bệnh lý về răng nào. Lý giải cho điều này có thể bởi trong quả cau chứa các chất diệt khuẩn, thanh trùng, ngăn ngừa bệnh răng miệng do vi khuẩn gây ra.
Nhận thấy đặc tính đó, dân gian thường kết hợp cau với rượu để tạo thành một bài thuốc chữa bệnh về răng lợi cực kỳ hiệu quả. Quy trình bao gồm hai bước:
- Chuẩn bị: 20-25 quả cau tươi và 1 lít rượu trắng. Lưu ý nên chọn rượu lúa mới của nhà máy bởi loại rượu này đã được khử hoàn toàn chất độc andehit.
- Cách làm: Tước toàn bộ phần vỏ xanh của quả cau bằng dao, rồi tiến hành tước phần cùi trắng, để lại  phần hạt. Phần hạt này bạn sẽ bổ làm đôi hoặc làm tư. Sau đó, đổ toàn bộ cùi trắng và hạt cau vào chai rượu đã chuẩn bị trước đó, đậy chặt nút và để trong khoảng 1 tháng. Khi rượu cau đã chuyển sang màu vàng đẹp mắt là bạn có thể sử dụng được.
- Cách dùng: Sau khi đánh răng, hãy ngậm một ngụm rượu cau trong khoảng 5-10 phút rồi nhổ đi. Giữ nguyên, không súc miệng hay ăn uống trong 30 phút để thuốc có thời gian ngấm vào từng chân răng kẽ lợi. Thực hiện mỗi ngày 2 lần, tình trạng tụt lợi, viêm lợi sẽ được cải thiện đáng kể.

Ngăn ngừa tụt lợi bằng dung dịch nha khoa Nutridentiz

Với cách chữa tụt lợi từ quả cau, bạn sẽ có hàm răng chắc khỏe và không lo bị tụt lợi hay các bệnh về răng miệng khác. Bên cạnh đó, để ngăn ngừa tình trạng tụt lợi, bên cạnh việc sử dụng rượu cau, bạn có thể lựa chọn các loại dung dịch nha khoa súc miệng. Một loại dung dịch nha khoa có nguồn gốc từ các thành phần thảo dược quen thuộc và an toàn được nhiều người ưa chuộng hiện nay là dung dịch nha khoa Nutridentiz.
Với thành phần chính dịch chiết sáp ong trong cồn vừa chứa các thành phần dinh dưỡng nuôi dưỡng răng, vừa có tác dụng sát khuẩn, làm sạch răng, nuôi dưỡng niêm mạc miệng, nướu lợi, giúp răng chắc khỏe từ bên trong. Hơn nữa, sáp ong với đặc tính kháng khuẩn cao, tiêu độc, kháng viêm, làm se niêm mạc, cầm máu, chống loét nên sẽ giúp tăng hiệu quả diệt khuẩn trong khoang miệng và bề mặt răng, giúp bảo vệ răng từ bên ngoài. Bên cạnh đó, Nutridentiz còn có chứa các thành phần khác như: dịch chiết lá trầu không, dịch chiết cùi quả cau, dịch chiết vỏ chay đều giúp tăng cường tác dụng kháng khuẩn, đồng thời cũng giúp nuôi dưỡng nướu lợi, giúp răng chắc khỏe.
Để bảo vệ sức khỏe răng miệng, ngăn ngừa tụt lợi, bạn hãy lựa ngâm cho mình một bình rượu cau, đồng thời đừng quên sử dụng dung dịch nha khoa Nutridentiz 2 lần mỗi ngày nhé!
Thùy Chi