Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017

3 điều bạn cần phải biết ngay hôm nay về bệnh tụt lợi

Tụt lợi ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh tụt lợi.
Những điều cần biết về bệnh tụt lợi

Vì sao lại bị tụt lợi?

Tụt lợi có thể là do viêm và không do viêm. Viêm lợi, viêm quanh răng không được chữa trị lâu ngày sẽ gây tụt lợi. Những người bị tụt lợi do viêm quanh răng thường có kèm theo sưng lợi, chảy máu lợi và có thể bị tụt lợi ở toàn bộ hai hàm nếu không được cứu chữa kịp thời.
Tụt lợi không do quá trình viêm có thể được gây ra do lớp xương phủ bề mặt ngoài chân răng quá mỏng, dễ bị tổn thương. Tổn thương khớp cắn cũng là yếu tố gây trầm trọng thêm tình trạng tụt lợi do kích thích tăng sinh biểu mô và viêm tại chỗ. Những chiếc răng bị lệch khỏi cung hàm cũng dễ bị tụt lợi. Đặc biệt, sự co kéo quá mức của các phanh má, môi thường gây khiến răng bên dưới tụt lợi. Tụt lợi còn là hậu quả của việc nắn chỉnh răng hoặc một số biện pháp chữa trị vùng quanh răng. Một lí do phổ biến gây tụt lợi và mòn cổ răng ở người lớn tuổi là chải răng không đúng cách hoặc dùng bàn chải quá cứng.
Tình trạng tụt lợi không do viêm thường chỉ ảnh hưởng đến một răng hoặc vài răng và thường gặp ở vùng răng cửa, răng nanh ít khi gặp ở răng hàm. Tụt lợi do nguyên nhân này thường không liên quan đến quá trình viêm của tổ chức quanh răng. Tuy nhiên, nếu lợi bị tụt quá đường ranh giới lợi – niêm thì có thể có kèm theo viêm lợi thứ phát.

Tụt lợi gây những ảnh hưởng gì?

- Mất men răng và cement chân răng: Điều này có thể xảy ra đột ngột hoặc từ từ hoặc sau khi bị tụt lợi. Trong trường hợp tổ chức cứng của răng bị bào mòn nhanh chóng có thể gây buốt răng. Quá trình mất độ mòn men răng thường xảy ra chậm hơn mòn cement chân răng vì men răng cứng và dày hơn.
- Ê buốt răng: Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời sẽ bị viêm tủy răng.
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Tụt lợi làm hở phần chân răng, nhất là đối với các răng cửa và răng nanh, từ đó sẽ làm giảm thẩm mỹ, gây mất tự tin khi giao tiếp.

Đừng để tụt lợi cướp mất nụ cười rạng rỡ của bạn

Chăm sóc răng tụt lợi bằng dung dịch nha khoa Nutridentiz

Để giảm những hậu quả do bệnh tụt lợi mang lại, bên cạnh việc lưu ý đến chế độ ăn uống, chọn bàn chải mềm, chải răng đúng cách, sử dụng tăm hoặc chỉ nha khoa để làm sạch sâu các kẽ răng, dùng kem chải răng có chứa fluoride để giúp men răng cứng hơn, khám răng miệng định kỳ… thì hiện nay, việc sử dụng dung dịch nha khoa cũng được các chuyên gia răng miệng khuyến khích.
Tiêu biểu trong số đó và được nhiều người lựa chọn hiện nay là dung dịch nha khoa Nutridentiz. Nutridentiz là sự kết hợp hoàn hảo của các bài thuốc dân gian từ xa xưa trong việc điều trị bệnh về răng lợi, bao gồm: dịch chiết sáp ong trong cồn, dịch chiết lá trầu không, cùi quả cau… và bào chế thành dạng dung dịch, dùng để súc miệng hàng ngày. Các giọt dung dịch giúp len lỏi vào kẽ răng, quanh lợi, từ đó làm sạch, diệt mọi vi khuẩn ẩn nấp. Bởi vậy, hiệu quả cải thiện đau răng, viêm quanh răng, viêm lợi sẽ cao hơn nhiều so với biện pháp thông thường.
Trên đây 3 điều về bệnh tụt lợi mà bạn cần biết. Chính bạn mới là người chăm sóc sức khỏe bản thân mình tốt nhất nếu có phương pháp và cách thức phù hợp. Một hàm răng trắng đẹp, một nụ cười rạng ngời sẽ là yếu tố quan trọng tạo nên sự tự tin, thu hút và quyến rũ của chính bạn.
Minh Chí

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét